Xây dựng hố thang máy là công đoạn đầu tiên chuẩn bị cho việc lắp đặt và vận hành thang máy. Qua thực tế tiếp xúc với khách hàng, thang máy Mitsubishi Korea nhận thấy chúng ta cần phải biết được một số vấn đề cơ bản khi xây dựng hố thang. Bài viết sau đây chỉ nói đến hố thang máy gia đình cơ bản có phòng máy.
Thi công hố thang máy là công đoạn chuẩn bị đầu tiên.
3 vị trí cần lưu tâm trong quá trình thi công hố thang máy:
1. Hố PIT thang máy
Chiều sâu PIT là chiều sâu của đáy hố thang tính từ mặt sàn hoàn thiện tầng thấp nhất đến đáy hố thang (vị trí lắp Buffer giảm chấn thang máy)
Chú ý:
- Chiều sâu PIT tối thiểu được xác định – thiết kế tính toán theo vận tốc định mức thang máy.
- Chiều sâu nhỏ nhất cho thang từ 60m/p trở xuống PIT min = 1100
- Thông thường hầu hết các bản vẽ thiết kế có PIT = 1400, phù hợp với TCVN 5744 – 1993 và có thể bù dung sai xây dựng khi xây dựng hố thang, và tính toán đủ hành trình CWT di chuyển ngược chiều với Carbin (chiều cao khung CWT lúc nào cũng cao hơn khung Cabin – trên cùng 01 hành trình).
- Đối với các công trình của thang máy Mitsubishi Korea, chiều sâu hố PIT nhỏ nhất phải đảm bảo được 800mm. Nếu không đủ, trước cửa thang máy sẽ phải xây bậc tam cấp, tuy nhiên tính thẩm mỹ không được đảm bảo.
2. Chiều cao OVER HEAD (OH)
Chiều cao của tầng OVERHEAD (tính từ mặt sàn hoàn thiện của tầng cao nhất (overhead) đến mặt dưới của sàn đặt máy kéo ). Tối thiểu là 4010 bởi các kích thước :
- Chiều cao vách cabin: 3200-240=2960
- Khỏang hở giữa đáy đối trọng với buffer đối trọng : 200
- Độ nén của đối trọng: 100
- Khỏang hở an toàn phía trên nhỏ nhất theo TCVN544-1993 :750
Tổng cộng là 4010.
- Chiều cao OH xác định theo vận tốc định mức của Thang máy và chiều cao thiết kế của Carbin.
- Chiều cao tiêu chuẩn quốc tế cho Carbin H=2200 thì với vận tốc 60m/p có OH = 40000 như tính toán ở trên, và có thể cao hơn khi thang máy có thiết kế theo yêu cầu đặc biệt khác, và tốt nhất nên làm chiều cao OH = 4200 mục đích để bù dung sai xây dựng và an toàn theo TCVN khó có người đứng trên nóc Cabin thực hiện việc lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thang máy.
Mặt cắt đứng hố thang máy.
3. Chiều cao Phòng máy
- Phòng máy là phòng dùng để đặt máy kéo, tủ điều khiển của thang máy, hầu hết đối với các thang máy phòng máy bố trí trên đỉnh hố thang
Ngoài ra đối với các thang máy bị khống chế chiều cao khi xâu dựng hố, người ta tính phương án đặt phòng máy bên hông dọc các tầng tại vị trí có thể bố trí được phòng máy và truyền cáp đến buồng Cabin và CWT thông qua các Puly dẫn hướng.
Đối với các dòng thang máy hiện đại, máy kéo được bố trí luôn trên đỉnh rail bên trong hố thang, tức là không cần đến phòng máy, vì máy kéo được thiết kế rất mõng đặc biệt (máy kéo không hộp giảm tốc).
- Đường đi vào phòng máy phải dễ dàng. Trên nóc phòng máy phải làm móc treo phục vụ cho việc lắp đặt và bảo trì thang máy.
- Chiều cao của phòng máy nhỏ nhất là 1800 mm đúng theo TCVN 6395-1998. Phòng máy phải được nới rộng hơn kích thước hố thang ít nhất là : 2 m2 để đặt tủ điều khiển, phần nới rộng thêm, cho phép làm theo bất cứ hướng nào của hố thang. Phòng máy phải có cửa và khóa, đồng thời phải thông thoáng và chống nước mưa.
Những thông tin trên đây, đa phần dựa theo TCVN. Các kích thước có thể thay đổi theo tùy từng công nghệ sản xuất của mỗi công ty. Quý khách hàng có thể tham khảo thông tin mà thang máy Mitsubishi Korea cung cấp để hiểu rõ hơn về công đoạn xây dựng hố thang. Việc đảm bảo được các kích thước theo tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra rất quan trọng, vừa tiết kiệm tối đa chi phí vừa thuận tiên cho công đoạn lắp đặt thang máy sau này.
Cụ thể các kích thước trong thang máy tải khách cũng như thang máy gia đình quý khách tham khảo thêm bài viết:
Kích thước hố thang máy gia đình