TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT THANG MÁY GIA ĐÌNH MITSUBISHI
Lắp đặt thang máy gia đình bao gồm nhiều công đoạn. Quá trình này đòi hỏi tay nghề và tâm huyết của người thợ. Chất lượng thang máy được quyết định ở khâu này.
Sau đây, thang máy Mitsubishi Korea xin đưa ra trình tự lắp đặt thang máy gia đình.
Lắp đặt thang máy gia đình gồm 5 công đoạn.
1. Lắp ráp ray dẫn hướng cabin và đối trọng:
Ray dẫn hướng có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện làm việc và mức độ an tòan của thang máy. Nếu dẫn hướng bị lắp lệch hoặc cong vênh sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của cabin và đối trọng, gây va đập, ảnh hưởng đến hành khách và làm giảm tuổi thọ của các thiết bị. Do đó khi lắp ráp ray thang máy phải kiểm tra ngay từ đầu, kiểm tra chất lượng ray cũng như vị trí tương quan giữa các phần cố định và các phần di chuyển.
Yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp ray là: các đầu ray tiếp xúc nhau thì độ sai lệch cho phép là không vượt quá 0,2 mm/lm. Độ lệch theo phương thẳng đứng trên suốt chiều dài ray không lớn hơn 10 mm. Khe hở giữa hai đầu ray không được nhỏ hơn 0,25mm và không được lớn hơn 5mm (TCVN 5744-1993).
Trong khi lắp đặt người ta sử dụng dây dọi để kiểm tra độ sai lệch của dẫn hướng và các vị trí lắp đặt ray dẫn hướng.
2. Lắp ráp thiết bị giảm va đập cabin và đối trọng:
Bộ phận giảm chấn này cũng cần được lắp đặt đúng vị trí. Khi lắp đặt cần chú ý đến các yêu cầu kỹ thuật như sau:
Bộ giảm chấn phải được lắp đặt đồng phẳng với thiết bị dẫn hướng. Tâm của bộ giảm chấn và mặt phẳng qua trục thiết bị dẫn hướng không lệch quá 10 mm.
Chiều cao của bộ giảm chấn cho cabin và đôi trọng trong cùng một bộ đặt không sai lệch quá 5mm để đảm bảo cho chúng cùng làm việc đồng thời.
Sau khi lắp đặt bộ giảm chấn cần kiểm tra chúng bằng các dụng cụ chuyên dùng.
Quá trình lắp đặt thang máy gia đình quyết định 40% chất lượng sản phẩm.
3. Lắp ráp động cơ thang máy gia đình:
Động cơ thang máy được đặt ở phía trên điểm dừng cao nhất (buồng máy) của thang máy. Buồng máy phải được xây dựng thỏa mãn các yêu cầu: đảm bảo thông thoáng, cách nhiệt, cách âm. Kích thước của buồng máy phải đảm bảo chiều cao của nó không thấp hơn 1,6m, chiều dài và chiều rộng của buồng máy được xác định theo kích thước bộ tời nâng và các thiết bị khac như: tủ điện sao cho có đủ khoãng trông để di chuyển và làm việc dễ dàng.
Khi lắp đặt bộ tời phải đảm bảo độ chính xác, cáp nâng không được lệch ra khỏi rãnh puli vì sẽ ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của cơ cấu.
Đôi với cơ cấu nâng thì việc lắp ráp puli dẫn hướng và puli dẫn động phải không chế khoảng sai lệch giữa hai tâm cáp không quá 8mm (TCVN 5744-1993).
4. Lắp ráp cabin thang máy gia đình:
Cabin là phần chuyển động của thang máy nên việc lắp đặt nó phải được tiến hành sau khi đã lắp đặt xong các phần cô" định. Trình tự lắp cabin được tiến hành như sau:
+ Khung ngang dưới và sàn cabin được đưa vào trong hô" thang và được kê cẩn thận.
+ Tiến hành lắp giá đứng và dầm trên (bao gồm cả bộ phận thắng cơ).
+ Lắp hệ thông treo cabin và cáp nâng.
+ Lắp các thanh giằng hông và canh chỉnh độ nghiêng của sàn cabin.
+ Lắp vỏ bao che và nóc cabin.
+ Lắp ráp cửa cabin.
5. Lắp ráp cửa tầng:
Việc lắp ráp cửa tầng được tiến hành sau khi đã lắp cabin.
Cũng như cabin, đôi trọng được lắp ráp khi các phần cố định đã được lắp xong. Khi lắp đôi trọng ta lấy các dẫn hướng làm định vị, sau đó kê lên cách cơ cấu giảm chấn 200 mm, sau đó lắp từng tấm đôi trọng vào khung.
Thang máy gia đình có hoạt động êm ái, bền bỉ khi người thợ có tay nghề và trách nhiệm.
Trên đây là các bước cơ bản để lắp đặt thang máy gia đình. Khâu lắp đặt rất quan trọng, quyết định chất lượng của sản phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng sau này. Với đội ngũ công nhân lành nghề và chuyên nghiệp, thang máy Mitsubishi Korea rất hận hạnh đem đến những dịch vụ tốt chất cho quý khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi để nhận được những hỗ trợ tốt nhất trong quá trình xây dựng cũng như lắp đặt thang máy.